DẠY TRẺ NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP

DẠY TRẺ NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP
Từ 7-12 tuổi : đây là thời kỳ mà trẻ sẽ dễ tiếp thu tất cả sự dạy dỗ nhất.
Trẻ có thể hiểu và suy nghĩ một cách sâu sắc hơn.
Bạn cần trả lời các câu hỏi của trẻ một cách đúng là vô cùng quan trọng.
Đừng phớt lờ hoặc che dấu sư thật về cuộc sống.
DẠY TRẺ NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP
Để trẻ xây dựng tâm hồn bên trong nhằm có được cách cư xử tốt.
1. KHÔNG NÓI DỐI: giải thích cho trẻ là một lời nói dối sẽ làm một người khác phải trả giá cho hành động sai của trẻ.
Hỏi trẻ rằng trẻ có vui khi bị phạt vì lời của người khác không ?
2. NÓI XIN LỖI: sau khi nhận ra mình làm sai, phải nói xin lỗi với người bị mình làm tổn thương để giúp mối quan hệ bị đổ vỡ được chữa lành và hàn gắn lại.
Bạn phải dạy trẻ điều này từ khi trẻ còn nhỏ.
3. KHÔNG TRỘM CẮP: một đứa trẻ đang ở trong tiến trình khám phá, trẻ bị thu hút với mọi thứ.
• Khi trẻ không có được, trẻ sẽ lén lút lấy và mang về nhà. Đó là ăn cắp.
Hãy dạy trẻ: phải hỏi xin trước, nếu người ta không cho thì trẻ cũng không được mang về nhà.
• Bởi vì đây là việc làm xấu, cảnh sát sẽ bắt bỏ tù. Trẻ con rất sợ cảnh sát.
Hỏi trẻ: con vui hay buồn khi một người bạn lấy đồ chơi của con? Để trẻ có thể hiểu được việc làm này là sai.
Một khi trẻ cảm thấy mất mát, trẻ sẽ không làm điều đó nữa.
4. KHÔNG GIAN LẬN: sự gian lận bắt đầu từ bài kiểm tra ở trường. Trẻ có thể sẽ sao chép bài kiểm tra của bạn cùng lớp để được điểm cao hay để thắng một trò chơi trẻ sẽ không làm theo luật của trò chơi.
• Giải thích cho trẻ, gian lận là không công bằng, và sau này không ai muốn chới với trẻ nữa nếu trẻ gian lận và không chịu chơi theo luật.
Hãy hỏi ngược lại trẻ, xem trẻ có thích một người bạn chơi gian để thắng không ? để trẻ nhận ra điều này.
5. KHÔNG ĐÁNH: đặc biệt là người yếu hơn mình (trẻ nhỏ, con gái, người già hoặc thú cưng)
• Giải thích cho trẻ rằng, thật là hèn khi dùng sức lực của mình để làm tổn hại người yếu hơn mình.
Hỏi, trẻ cảm thấy thế nào khi một người bạn của trẻ to khỏe hơn và đánh trẻ ? để trẻ cảm nhận được điều này.
• Ngay cả khi cả hai cùng khỏe như nhau, trẻ vẫn không nên đánh mà hãy giải quyết vấn đề bằng nói chuyện vơi nhau.
• Hãy giải thích rằng chúng ta là con người, chứ không phải quái vật đánh nhau vì chúng không thể nói và suy nghĩ.
- Chúng ta có sức mạnh của lời nói và trí tuệ để suy nghĩ và giải quyết vấn đề mâu thuẫn
- Hãy nói với trẻ hậu quả nghiêm trọng của sự bạo hành thể chất: bị thương, bị liệt hoặc có thể chết, còn người gây ra sẽ bị ngồi tù. Hai bên đều bị đau đớn và bị hủy hoại.
- Một đứa trẻ bị bạo hành, khi lớn lên sẽ trở thành người bạo lực.
5. KHÔNG ĐỤNG ĐẾN THUỐC LÁ VÀ RƯỢU CHÈ: đây là 2 thứ gây ung thư và chết người nhiều nhất
• Giải thích và cho trẻ xem hình lá phổi của người nghiện thuốc lá và ung thư họng, để trẻ biết nghiện 2 thứ này là rắt nghuy hiểm.
• Cũng vậy, một người say xỉn có thể đâm chết người khi lái xe. Người này sẽ kết thúc đời mình trong tù và lấy đi mạng sống của người khác bởi vì rượu làm họ bị mất tự chủ.
6. ĐỪNG ĐỤNG ĐẾN THUỐC PHIỆN và chất kích thích khác, và cho trẻ xem hình hoặc video về những người nghiện, cuộc đời và tương lai của họ tăm tối trong sự đau khổ và tủi nhục.
7. KHÔNG QUAN HỆ TÌNH DỤC cho đến khi chúng kết hôn
• Cho chúng xem hình và video của trẻ vị thành niên mang thai và phải phá thai hoặc
• Bỏ rơi chúng hoặc hủy hoại tương lai của mình, bởi vì những bạn trẻ này không thể đi học nữa, mà phải đi làm để nuôi con.
Giải thích hậu quả và hỏi trẻ cảm thấy như thế nào trong tình trạng đó?
• để giúp trẻ nhận thức và đưa ra quyết định của bản thân.
TUỔI TEEN (VỊ THÀNH NIÊN)
Từ 11-20 tuổi: mỗi người đều phải trãi qua thời kỳ thứ 2 này, nhằm tách ra khỏi cá tính của ba mẹ và tìm ra cá tính riêng của bản thân
• Con bạn sẽ không sống theo gương mẫu của bạn nữa mà làm theo bản thân
• Đối với một số người, điều này bắt đầu lúc 11 tuổi, người khác lúc 20 và có người thì lớn hơn.
• Thời kỳ thứ nhất là giai đoạn trẻ nói KHÔNG
• Trẻ ở tuổi dậy thì có thể sẽ cộc cằn hơn vì lượng hooc-môn trong cơ thể trẻ tăng lên.
CÁCH ĐỐI DIỆN VÀ XỬ LÝ THỜI KỲ DẬY THÌ CỦA TRẺ?
Lần này, trẻ không những nói KHÔNG với bạn mà hành động của chúng còn cho thấy chúng chống lại những quy tắc bặn đã đặt ra trước đây.
• Có thể bạn không nhớ "giai đoạn nói KHÔNG", nhưng ban nhớ giai đoạn dậy thì của mình
• Bé gái tuổi dậy thì sẽ chống đối và thách thức cá tính của mẹ và chống lại các nguyên tắc đã được xây dựng trước đó.
• Bé trai dậy thì sẽ thách thức thẩm quyền ở trường, ở câu lạc bộ thể thao hay chống đối các nguyên tắc mà cha mẹ đã đặt ra, để chứng tỏ rằng chúng đã trở thành một người lớn chứ không còn là bé trai nữa.
• Đáng buồn là chúng muốn ra khỏi ranh giới và sự bảo vệ của ba mẹ, trong khi chúng chẳng có tí kinh nghiệm trong đời.
LÀM SAO ĐỂ XỬ LÝ GIAI ĐOẠN TUỔI DẬY THÌ ĐẦY KHÓ KHĂN NÀY ?
• Nếu bạn đã xây dựng được sự trò chuyện mỗi ngày và quan tâm trẻ từ khi còn nhỏ, bạn sẽ biết trẻ ý định và suy nghĩ của trẻ.
LẮNG NGHE những chia sẽ trong ngày của trẻ :
• Phải kiềm chế lời khuyên của bạn, để trẻ chia sẻ các sự kiện trong ngày của trẻ và nghe những bình luận của trẻ.
• Chọn một vấn đề khẩn cấp và quan trọng trong số tất cả những chuyện trẻ chia sẻ với bạn. và thảo luận với trẻ về vấn đề ấy như một người bạn.
Bạn không thể hành động như là ba mẹ nữa, nhưng là một người bạn.
LÀM BẠN CỦA TRẺ CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
• Cho tới bây giờ, bạn là cha hoặc mẹ của trẻ, dùng thẩm quyền của mình để đưa ra ý kiến và hướng dẫn cho trẻ. Con bạn ngưỡng mộ và nghe lời bạn.
Nhưng khi trẻ ở tuổi dậy thì (độ tuổi nổi loạn và chống đối) bạn chỉ có thể đặt câu hỏi cho trẻ để trẻ phân tích suy nghĩ và hành động của bản thân, nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn.
• Nếu trẻ thấy bạn mang thẩm quyền của cha mẹ ra, trẻ sẽ chống đối để thách thức bạn hoặc trẻ sẽ im lặng và không thèm nói chuyện mà đi vào phòng riêng.
• Khó là làm sao để bạn và trẻ có thể trò chuyện với nhâu mổi ngày. Bạn phải biết, trẻ sẽ không dành nhiều thời gian với bạn như trước đây nữa.
• Nhưng nếu bạn có thể trò chuyện với trẻ mỗi ngày, là đã tốt rồi, để bạn có thể biết được chuyện gì đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ.
Bạn phải trở thành một người bạn. Ý nghĩa là bạn phải cho trẻ thấy sự thấu hiểu và tôn trọng suy nghĩ của trẻ.
LÀ BA MẸ, BẠN SẼ MỞ RỘNG CHO TRẺ TỚI ĐÂU?
• Bạn sẽ phải cho phép trẻ (tuổi dậy thì) đến chơi nhà bạn hoặc đi chơi bên ngoài lâu lơn, vì vậy:
Cùng thảo luận và làm ra một thời khóa biểu mới cho trẻ để thời gian vui chơi giải trí sẽ không lẫn lộn với thời gian học tập của trẻ.
• Bạn phải trao đổi với trẻ về thời gian đi học và ở nhà. Hãy trao đổi khôn ngoan, giữa hoạt động mà trẻ thích với điều quan trọng: việc học và thời gian với gia đình.
Ví dụ: Nếu con học tốt và về nhà đúng giờ để ăn tối với cả nhà, con có thể được đi chơi bóng rổ.
• Bạn có thể mời bạn bè trẻ tới nhà bạn chơi, để tránh cho trẻ ở ngoài nhiều: chuẩn bị đồ ăn vặt, nước uống và các trò chơi.
• Bạn sẽ phải cởi mở để cho phép trẻ hẹn hò (sẽ tốt hơn nếu bạn biết trẻ yêu thích ai và ý định của chúng là gì: nhằm tránh mối quan hệ lén lút, phá thai hoặc bỏ rơi con trẻ. Trao đổi là cách tốt nhất đẻ thỏa thuận với con bạn ở tuổi dậy thì.
HIỂU VỀ TÂM TRÍ CỦA TRẺ THIẾU NIÊN
• Mọi thứ, bạn đã từng dạy cho trẻ có thể bị tạm lãng quên trong lúc tuổi teen, đó là lí do tại sao bạn nên cư xử như một người bạn để biết chuyện gì đang diễn ra trong cuộc sống của chúng.
• Bạn phải hiểu, trẻ đang bị áp lực từ bạn bè, bắt chước lối sống của người lớn, bởi vì chúng nghĩ chúng là người lớn (được dùng rượu, thuốc lá, thuốc phiện, tình dục, và chúng nghĩ đó là những cuộc phiêu lưu thú vị).
• Nếu bạn nói không với ý muốn của chúng, chúng có thể bỏ nhà đi và ngừng liên lạc với gia đình bạn sẽ mất con của mình và đưa chúng vào nguy hiểm của xã hội.
Đó là lí do tại sao giao tiếp là sự liên kết duy nhất để giữ chặt trẻ với bạn.
GIẢM NHỮNG RỦI RO VÀ NGUY HIỂM CỦA CON BẠN.
• Bạn phải cho con bạn thấy là bạn luôn quan tâm đến chúng.
• Bạn phải có những thông tin và để ý đến lịch trình và những nơi mà chúng sẽ đến (biết Địa chỉ)
• Chuẩn bị cho chúng một cái điện thoại có tiền để liên lạc.
• Bạn phải biết chúng đang gặp gỡ ai.
Tất cả những thông tin này sẽ giúp bạn bảo vệ con mình trong trường hợp có gì đó xảy ra: bạn có thể tìm ra chúng.
Bạn không còn là một người bố/ mẹ nhưng bạn phải trở thành một người bạn.
• Nên biết những sai lầm mà chúng dự định sẽ làm hơn là phát hiện sau khi chúng đã làm sai.
Bạn không thể nói không nữa mà bạn phải tìm một thứ gì đó để trao đổi với chúng.
Mục đích của mọi sự khoan dung của bạn là biết con bạn đang làm gì để tiếp tục bảo vệ con khỏi mọi cám dỗ và nguy hiểm bên ngoài.
Từ rượu, thuốc lá, ma túy, thai nghén, tai nạn, hiếp dâm, bắt cóc và cướp bóc…
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢNH BÁO CHO CON BẠN VỀ TẤT CẢ NHỮNG NGUY HIỂM CỦA XÃ HỘI?
• Khi con bạn đủ lớn để hiểu (từ 7 đến 10 tuổi)
Kể cho con nghe về tất cả những tác hại của rượu, ma túy, tình dục và chứng nghiện.
ĐIỀU GÌ GIỮ CON BẠN KHÔNG LÀM NHỮNG VIỆC XẤU?
• Khi trẻ đến tuổi dậy thì, bạn không thể can thiệp nhiều như trước nữa, ngoài những điều bạn đã bàn luận và đã dạy cho trẻ; chúng sẽ giữ con bạn không gây ra những lỗi lầm lớn trong cuộc đời.
Bạn phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi với trẻ từ khi trẻ còn nhỏ.
• Hãy hi vọng là con của bạn sẽ vượt qua giai đoạn nguy hiểm này và mọi thứ bạn đã từng chia sẻ khi chúng còn nhỏ, sẽ mang con bạn quay trở lại với bạn từ những sai lầm mà chúng đã làm.
Để con bạn trở thành người nam hoặc người nữ tuyệt vời, bạn phải đầu tư từ khi chúng được sinh ra. Bởi vì bạn đã chăm sóc con của bạn và nỗ lực để trở thành những bố mẹ tốt.